Trợ từ là gì? Thán từ là gì – Đặc điểm & cách phân biệt – Ví dụ

0

tro-tu-la-gi

I. Khái niệm trợ từ

Trợ từ là những từ thường được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật hoặc hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết.

Các ví dụ về trợ từ:

  1. Cậu ấy là người học giỏi nhất lớp
  2. Cậu ấy chính là người học giỏi nhất lớp

Phân tích câu: 

Cả 2 câu nói trên đều có ý nghĩa nhằm thông báo 1 thông tin đó là thông báo thông tin người học giỏi nhất lớp. Tuy nhiên ở câu b có sự nhân mạnh nội dung thông tin được đề cập đến bởi từ “chính”

Như vậy từ “chính” ở đây chính là trợ từ dùng để nhấn mạnh thông tin đang được đề cập đến

Các bài tập ví dụ trợ từ tiếp theo:

Thế nào là trợ từ? Hãy chỉ ra các trợ từ dưới đây và nêu vai trò của trợ từ trong câu

  1. Hằng ngày Tuấn làm đến 8 bài tập môn toán
  2. Mỗi ngày Hoa phải đi bộ đến trường
  3. Hoa cũng là người học giỏi nhất lớp

=> Như vậy trợ từ là gì? Trợ từ chính là những từ được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu thị một thái độ hoặc là đánh giá 1 sự vật hiện tượng nào đó.

II. Phân loại trợ từ 

Có 2 loại trợ từ chính

  • Loại trợ từ thứ nhất: dùng để biểu thị ngữ điệu của câu bao gồm dạng câu trần thuật và câu nghi vấn (một số trợ từ thường được sử dụng như (à, cơ, đâu, thế,…)

Ví dụ trợ từ biểu thị ngữ điệu

  1. Hôm nay cậu có bài thi đấy ah?
  2. Ngày mai cậu sẽ đến trường chứ?
  • Loại trợ từ thứ 2: Dùng ở trong câu để nhấn mạnh, hoặc giảm nhẹ tính chất vấn đề sự vật hiện tượng được đề cập đến trong câu (Các trợ từ thường dùng như: chính, cũng, chỉ, phải,…)

Ví dụ trợ từ biểu thị tính chất sự vật, hiện tượng:

  1. Chính thời tiết này mọi người dễ bị cạm lạnh
  2. Cũng vì ba mẹ nên mình cố gắng học hành chăm chỉ
  3. Bài thi hôm nay khó quá nên mình chỉ được 8 điểm

III. Các bài tập trợ từ (bài tập làm thêm)

Câu 1:  Trợ từ là gì? Các đặc điểm của trợ từ? Nêu một số ví dụ trợ từ thường gặp trong đời sống hàng ngày!

Câu 2: Từ các ví dụ về trợ từ dưới đây. Hãy chỉ ra đâu là trợ trợ ở trong câu và vai trò của trợ từ trong các câu dưới đây:

  • Tuấn ăn tới 2 bát cơm
  • Tuấn ăn có 2 bát cơm
  • Chính bài thi đã làm Hoa buồn
  • Đến bản thân tôi cũng không rõ sự việc này
  • Hôm nay thì chúng ta học bài gì?
  • Cô giáo bảo làm bao nhiêu bài tập cơ?
  • Cô giáo bảo chúng ta học đến hết thứ 7 cơ à?
SHARE