Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm, đặc trưng của truyện cổ tích

0

Truyện cổ tích từ xưa được xem là kỷ niệm gắn liền với tuổi thơ của các em nhỏ và bất kỳ ai cũng đều được học, hay nghe qua các câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ truyện cổ tích là gì chưa? Các đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được Kiến Thức Online 24h tổng hợp qua bài viết dưới đây.

Truyện cổ tích là gì?

Đây được xem là một thể loại truyện mang nét tự sự dân gian, các yếu tố trong truyện đều sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mọi người về cuộc sống, xã hội từ xa xưa. Đồng thời truyện cổ tích cũng bộc lộ quan điểm về sự công lý, công bằng cho xã hội bấy giờ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân lao động.Các hình thức chủ yếu của truyện cổ tích đó là:
Truyện cổ tích mang tính chất phiêu lưu: nội dung của các thể loại truyện này đó là hành trình khám phá, phiêu lưu ký của nhân vật và các cuộc phiêu lưu này đều hoàn toàn là giả tưởng.
Cổ tích thần kỳ: là cốt truyện mang xu hướng hư ảo, thần kỳ về các con vật sự việc hoàn toàn không có trong cuộc sống như chằn tinh, mãng xà,… Hay là người đội lốt thú vật, quả thị như truyện Tấm cám…
Cổ tích loài vật: Nhân vật chính của các truyện cổ tích này không phải lầ con người mà là các con vật, muôn loài với phép nhân hoá thì nội dung của truyện cũng hướng tới bài học làm người, đạo lý xã hội.
Một số thể loại truyện cổ tích nổi tiếng mà bạn nên biết đó là:

Truyện cổ tích Tấm Cám

Đây có lẽ là truyện cổ tích mà bất kỳ trẻ nhỏ hay người lớn nào cũng đều biết đến mỗi khi nhắc đến tên nó. Truyện cổ tích này tập trung vào nhân vật Tấm với tính cách ngoan hiền, tốt bụng nên luôn có được sự giúp đỡ từ ông bụt. Còn đối lập với nhân vật tấm là hai nhân vật phản diện mẹ con Cám, hai nhân vật này đầy mưu mô, xảo quyệt và rất ác độc nhiều lần cố tình hãm hại Tấm. Tuy nhiên, hai mẹ con Cám lại có kết cục không tốt đẹp, còn Tấm thì lại có cuộc sống hạnh phúc đầy đủ. Đây là kết cục có hậu của truyện thể hiện qua câu nói của ông cha ta “Ở hiền gặp lành”.

Truyện cổ tích Tấm cám

Truyện cổ tích Tấm cám

Truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích thạch sanh mang ý nghĩa thể hiện ước mơ, niềm tin về một xã hội công bằng, lý tưởng và tình yêu hoà bình của nhân dân ta. Nội dung của truyện đó là kể về vị dũng sĩ Thạch Sanh đã dũng cảm tiêu diệt chằn tinh chuyên ăn thịt dân làng, diệt đại bàng để cứu mọi người và vạch mặt người anh em Lý Thông bội bạc, vong ân.

Truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích Thạch Sanh

Câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Nếu ai không biết đến truyện cổ tích Cây tre trăm đốt thì thực sự là chưa có tuổi thơ. Câu chuyện Cây tre trăm đốt không chỉ được học ở nhà trường mà bạn còn thường được nghe kể, truyền tai nhau qua ông bà hoặc cha mẹ. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt mang đến cho chúng ta về bài học cuộc sống ý nghĩa đó là sống ở đời phải lương thiện, nói lời phải giữ lấy lời không được nói suông. Những người tốt, ăn ở hiền lành sẽ luôn gặp may mắn và ngược lại người độc ác sẽ gặp quả báo.

Truyện Cây tre trăm đốt

Truyện Cây tre trăm đốt

Một số đặc điểm, đặc trưng của truyện cổ tích

Dưới đây là một số đặc trưng, đặc điểm của truyện cổ tích mà bạn không nên bỏ qua:

Tư tưởng của truyện cổ tích

Mọi câu chuyện cổ tích đều là một bài học ý nghĩa về cách sống, cách làm người và quy luật nhân quả về cuộc sống. Các kết thúc của tất cả câu truyện cổ tích đều mang tư tưởng, niềm tin về đạo lý sống ở hiền gặp lành, tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan dù cuộc sống có khó khăn và vất vả bao nhiêu. Ngoài ra, các bài học đạo đức cũng được lòng ghép khéo léo vào cốt truyện để nhắc nhở mỗi ai đọc truyện cổ tích nên sống có ý nghĩa, tốt hơn.

Tư tưởng của truyện cổ tích là gì

Tư tưởng của truyện cổ tích là gì?

Yếu tố hư cấu, ảo tưởng trong truyện cổ tích

Đặc trưng này có lẽ là quan trọng nhất trong các nội dung của truyện cổ tích. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Các yếu tố này góp phần dẫn dắt câu chuyện di đến phần cao trào, nhằm giải quyết các xung đột, vấn đề trong truyện và nó cũng giúp cho các ước mơ của những nhân vật trung tâm của truyện thực hiện được khát vọng, ước mơ mong muốn của mình.

Xây dựng nhân vật trung tâm của truyện

Một điều mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong các nội dung của truyện cổ tích đó là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn là người hiền lành, bị kẻ ác ức hiếp, luôn chịu sự thua thiệt áp bức từ các tầng lớp cao hơn…Và qua tất cả các kiếp nạn thì cuối cùng các nhân vật chính của truyện sẽ có kết cục đẹp. Qua cách xây dựng nhân vật của truyện cổ tích thì tác giả còn gửi gắm một thông điệp cho các bạn đọc đó là đạo lý của ông cha ta “Ở hiền gặp lành” đồng thời thể hiện một khát vọng cho nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.

Cách xây dựng nhân vật của truyện cổ tích là gì

Cách xây dựng nhân vật của truyện cổ tích là gì?

Trên đây là các thông tin về truyện cổ tích mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về truyện cổ tích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

SHARE