Tóm tắt
Khái niệm danh từ
Là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, con người và cả các khái niệm,…
Đặc điểm của danh từ
Danh từ được sự dụng một cách thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Và trong câu nói diễn đạt thì danh từ thường được đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, nhằm nhấn mạnh chủ đề được nhắc đến, được khơi gợi.
Ngoài ra danh từ thường được đi kèm với các từ chỉ số lượng, đơn vị như con, cái, chiếc, hộp, thùng, lon, một, hai, ba,…
Phân loại danh từ
Phân loại danh từ | Giải thích | Ví dụ |
Danh từ đơn | Danh từ chỉ người: là những danh từ mà chúng ta có thể cảm nhận được | Thầy giáo, cô giáo, học sinh, chú bộ đội, cô lao công,… |
Danh từ chỉ vật: là những từ dùng để chỉ các đồ vật mà chúng ta có thể sờ, cầm nắm được | Bút viết, quyển vở, cặp, viên phấn,… | |
Danh từ chỉ hiện tượng: là những hiện tượng về thời tiết, khí hậu mà chúng ta có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được | Nắng, mưa, gió, tuyết,… | |
Danh từ chỉ số lượng, đơn vị: là những danh từ dùng để đếm, thống kê các sự vật khác | Chiếc bút, cái cặp, thùng giấy, hộp quà, gói bánh, 2 con vịt, 3 quả táo… | |
Danh từ chỉ khái niệm: Là những danh từ thuộc dạng trừu tượng mà chúng ta không thể sờ, nhìn thấy hay cầm nắm được | Lý thuyết, bài giảng, ngữ pháp, tính từ, danh từ,… | |
Danh động từ | Là những động từ khi được ghép với các từ đứng trước để chuyển thành danh từ | Năng động -> Sự năng động; nhảy nhót -> sự nhảy nhót |
Danh tính từ | Là những tính từ khi kết hợp với các từ khác sẽ chuyển thành danh từ | Trong xanh -> sự trong xanh; vui -> Niềm vui; Buồn -> nỗi buồn |
Các bài tập ví dụ về danh từ
Qua một số phân tích ở trên chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được danh từ là gì, các đặc điểm của danh từ cũng như cách phân loại. Để nắm được các kiến thức trên một cách nhuần nhuyễn hơn thì các phụ huynh cũng như các bạn học sinh có thể rèn luyện một số ví dụ sau:
Bài 1:
- Hãy chỉ ra 5 danh từ chỉ sự vật
- Hãy chỉ ra 5 danh từ chỉ hiện tượng
- Hãy lấy ví dụ về danh từ chị số lượng
- Lấy ví dụ về danh từ chỉ đơn vị
Bài 2: Hãy ghép các từ khác để biến các động từ sau thành danh từ
Làm bài tập ->
Tập thể dục ->
Chạy bộ ->
Bài 3: Hãy ghép các từ khác để biến các tính từ sau thành danh từ
Chăm chỉ ->
Bền bỉ ->
Hiểu quả ->
Thiết thực ->
Yên tĩnh ->