Nếu bạn từng làm trong lĩnh vực kinh doanh dành cho doanh nghiệp thì có lẽ ít nhiều sẽ nghe nhắc đến chỉ số BPM. Có rất nhiều tranh cãi về thuật ngữ này, vậy BPM là gì? Hãy cùng tìm hiểu về BPM và vai trò của giải pháp này trong nội dung dưới đây nhé!
Tóm tắt
BPM (Business process management là gì?)
BPM là gì? Đây là từ được viết tắt của cụm từ Business Process Management. Nếu dịch qua tiếng việt thì nó là một cụm từ chỉ về nhóm công nghệ thông tin (Technology Terms). Dịch sát nghĩa thì đó là “Quản lý quy trình nghiệp vụ”.
Chính xác Business Process Management là một giải pháp cho quy trình quản lý trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm quy trình này sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ, nhiều quy trình công việc khác nhau. Trong đó bao gồm các mô hình tự động hóa, kiểm soát, đo lượng, hỗ trợ mục tiêu doanh nghiệp, hệ thống nhân viên, quản lý, khách hàng và các đối tác của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Local Brand là gì? Các Local brand Việt nam giá rẻ
- Kdol là gì, thuật ngữ kdol trong ngành kinh doanh Online
Đó là định nghĩa để các bạn hiểu nôm na về business process management là gì. Trong doanh nghiệp khi áp dụng giải pháp quản lý quy trình nghiệp vụ từ là cải thiện một quy trình nghiệp vụ từ đầu cho tới cuối, liên tục giám sát, tối ưu tất cả mọi thứ để được một quy trình chất lượng hơn trước.
Mục đích BPM đối với doanh nghiệp
Mục đích của BPM tập trung vào việc cải thiện giúp cho khách hàng hài lòng hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ của doanh nghiệp.
BPM sẽ giúp tự động hóa quy trình hoạt động. Nhờ đó sẽ giảm chi phí, tăng chất lượng hoạt động và đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất. Tăng tính hiệu quả, cạnh tranh của các sản phẩm được tạo ra.
Mục đích của BPM còn tiếp cận hệ thống giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hoá các nghiệp vụ, phòng ban, tổ chức. Như vậy sẽ loại bỏ được những thứ không cần thiết, tạo ra định hướng và phát triển hơn so với trước đây.
Để các quy trình nghiệp vụ một cách linh hoạt thì mục đích của BPM còn cung cấp cho doanh nghiệp các mô hình hóa, cải tiến thiết kế, vận hành, triển khai một cách cụ thể.
Vai trò của BPM đối với doanh nghiệp
BPM có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các nghiệp vụ để giúp đạt hiệu xuất cao hơn so với việc quản lý theo định hướng.
BPM giúp doanh nghiệp có được những quy trình hoạt động một cách khoa học, đem đến hiệu quả cao và cải tiến mạnh mẽ quy trình nhờ vào việc tối ưu hoá các hoạt động.
Nhờ vào việc các nghiệp vụ đã được định hướng, sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân lực, thời gian làm việc, hay các tổ chức dịch vụ liên quan.
Ngoài ra BPM còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương của doanh nghiệp, có thể tuỳ biết một cách hợp lý để đảm bảo trong trường hợp các hoạt động cần thiết bị thay đổi.
Nhờ có mô hình BPM nên giúp các doanh nghiệp có thể thuận lợi phối hợp các phòng ban, tổ chức với nhau. Từ đó sẽ tính gọn các biểu mẫu và giảm thiểu các tổ chức quản lý một cách tối ưu nhất.
Khi doanh nghiệp có được sự quản lý linh hoạt phù hợp với các cơ cấu thì sẽ cho phép xây dựng, phát triển quy trình một cách hiệu quả hơn, giảm các rủi ro về mức tối thiểu nhất.
Nhờ vào các chỉ số BPM nên cho phép các doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình nghiệp vụ và hạn chế các nghiệp vụ dư thừa hay không còn hiệu quả nữa. Từ đó các sản phẩm được sản xuất ra có tính chất lượng hơn rất nhiều.
Khi đứng trước sự chuyển hoá mạnh mẽ của công nghệ trong thời buổi hiện đại hoá ngày nay, thì các Doanh Nghiệp cần biết sử dụng những công cụ mới để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tốt trên thị trường. Nhờ có BPM nên giúp các doanh nghiệp dễ dàng có những cải tiến mang tính đột phá hơn.
BPMN là gì?
Ngoài chỉ số BPM còn có BPMN, đây là từ viết tắt của Business Process Model and Notation. Dịch sát nghĩa là “Mô hình quy trình kinh doanh và ký hiệu”, hay còn gọi là mô hình hóa các quy trình nghiệp vụ trong một tổ chức được biểu diễn bằng đồ hoạ và ký hiệu. Nhờ vào các số liệu thông qua BPMN nên các tổ chức, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đồng nhất trong việc thiết kế, tạo ra các quy trình mới.
Hiện nay BPMN được ứng dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp để phát triển các nghiệp vụ của tổ chức một cách có khoa học.
Mục đích của BPMN là gì?
BPMN được xem là tiêu chuẩn toàn cầu của các doanh nghiệp cho mô hình hóa quy trình nghiệp vụ. BPMN có mục đích chính là nâng cao hiệu quả, kết hợp giữa mô hình kinh doanh và công nghệ thông tin. BPMN đưa ra một mô hình, sơ đồ dễ hiểu hơn là một văn bản, dựa vào đó để thực hiện một cách chi tiết hơn. Như vậy các đối tác sẽ dễ dàng nắm bắt được các con số để giao tiếp, trao đổi tạo ra một quy trình hiệu quả hơn.
Ngoài ra BMNP còn có mục đích cung cấp các chuẩn phương pháp cho các quy trình nghiệp vụ của các phòng ban trong doanh nghiệp, giúp mọi thứ trở nên dễ hiểu, không rườm rà hay có quá nhiều thủ tục. Nhờ có BMNP nên các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp được tự động, tối ưu hoá, phát triển hơn.
Kết luận
Qua bài viết trên đã cho bạn hiểu rõ BPM là gì và các chỉ số, mô hình BPM có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm ra các công cụ để phát triển các quy trình nghiệp vụ được tốt hơn.