Chắc hẳn trong mỗi chúng ta dù ít dù nhiều cũng đã từng nghe qua cụm từ vô vi. Đây là một trong những triết lý sâu sắc nhất xuyên suốt các tác phẩm của Lão Tử. Mặc dù xuất hiện từ rất lâu đời, tuy nhiên đến tận bây giờ triết lý này vẫn mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên thực tế lại là rất ít người hiểu được triết lý vô vi là gì?
Tóm tắt
Đôi nét về Lão Tử
Để có thế hiểu được vô vi là gì thì đầu tiên chúng ta cần biết được Lão Tử là ai đã. Ông chính là người đã viết cuốn Đạo Đức Kinh. Trong đó có triết lý vô vi mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài viết này.
Lão Tử – Người Khai tổ của Đạo giáo
Lão Tử (老子) là một triết gia trong Triết học Trung Quốc. Tuy nhiên đến tận ngày nay, sự tồn tại của ông vẫn đang còn được tranh cãi. Theo sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử mang họ Lý tên Nhĩ, có hiệu là Bá Dương, húy là Đam. Cũng có người gọi là Thái sử Đạm, Lão Lai Tử.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lão Tử sống ở thế kỷ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại lại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN. Ông sinh ra tại nước Sở (楚), hiện nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Lão Tử được cho là người viết Đạo Đức Kinh (道德經). Đây là cuốn sách Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Do đó ông được công nhận là người Khai tổ của Đạo giáo.
Triết lý vô vi là gì?
Vô vi là một tư tưởng xuyên suốt trong Đạo Đức Kinh. Vô vi được coi là một triết lý. Lúc này chúng ta lại cần tìm hiểu sơ lược về triết lý.
Triết lý là gì?
Thật khó có thể định nghĩa triết lý là gì. Theo đối tượng, triết lý được định nghĩa là biết được những vấn đề về thần linh và nhân loại.
Theo mục đích, triết lý lại có nghĩa là biết dùng tư tưởng để đi tìm hạnh phúc hoặc là để thành thần.
Sau cùng theo nội dung, triết lý lại được định nghĩa là lối biết vượt trên mọi lối biết.Nó là nghệ thuật vượt trên mọi nghệ thuật. Cụ thể hơn thì nó là môn học mà ở đó không bị giới hạn vào một địa hạt riêng biệt nào cả.
Triết lý còn là mở đường cho mỗi cá nhân tiến sâu vào bao dung thể. Tóm lại triết lý chính là đường dẫn con người vào trọng tâm. Tại đó họ mới nhận thức được chính bản thân trong khi dấn thân vào cuộc đời.
Vô vi xuyên suốt Đạo Đức Kinh
Vô vi là gì?
Vô vi theo Hán ngữ là 无为, phiên âm là Wuwei. Trong triết học Đạo gia, vô vi là thuộc tính cốt yếu của đạo. Vô vi có thể được hiểu là không làm gì cả. Tuy nhiên, nó không có ý nghĩa là không làm gì hết. Vô vi thực tế lại là hữu vi. Lão Tử thực tế muốn đưa ra triết lý rằng làm mà như không làm, và không làm những điều không nên làm. Chúng ta cũng có thể hiểu là không làm gì mà không ảnh hưởng gì thì không cần làm.
Khi nhắc đến vô vi, chúng ta cần nhắc đến tự nhiên – 自然 (Zìrán). Vì nó sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về triết lý vô vi. Trong triết học Đạo gia, vô vi và tự nhiên là những khái niệm có cùng mức độ. Cả hai đều là những tư tưởng cốt yếu của Đạo giáo.
Chỉ vô vi mới có thể là tự nhiên. Và chỉ có thuận theo tự nhiên thì mới có thể vô vi. Con người không làm gì, mọi việc đều có thể thuận theo tự nhiên.
Vô vi cũng có nghĩa là đối xử với mọi thứ theo cách tự nhiên. Cũng như hỗ trợ mọi thứ đạt đến sự tự nhiên theo bản chất và xu hướng phát triển của sự vật. Từ góc độ này, chúng ta có thể thấy, vô vi chủ yếu chứa đựng hai ý nghĩa: một là “không làm gì cả”, và hai là “được tự nhiên.”
Các ý nghĩa tốt đẹp về vô vi của Đạo giáo
Sau khi đã phần nào hiểu được vô vi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số ý nghĩa của vô vi trong Đạo giáo.
Ý nghĩa triết lý vô vi với việc trị quốc
Vì được sinh ra trong thời chiến loạn, cho nên lão Tử thấy “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị,”. “Thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.”
Triết lý vô vi có ý nghĩa trị quốc
Từ đó ông thấy, triết lý vô vi có thể hỗ trợ việc trị quốc. Một đấng minh quân cần lo cho dân về những mặt thiết yếu như lương thực, sức khỏe, giáo dục,… Một khi người dân được ấm no, không bệnh tật, không ham tài khoe của,… thì họ đã thấm nhuần tinh thần vô vi. Khi đã theo vô vi rồi thì dù có kẻ tài trí, tham lam kích động nhân dân nổi loạn thì họ cũng sẽ không làm (vô vi). Tóm lại nếu muốn lòng dân không loạn thì người đứng đầu quốc gia phải biết lo cho dân, không đặc ra sưu cao thuế nặng, không bóc lột.
Trong trị quốc vô vi chính là giảm thiểu những phép tắc vốn được đặt ra để trừng phạt, áp bức nhân dân. Những luật lệ “hữu vi” đó nhằm khiến mọi người sợ. Nhưng thực tế hiếm khi tiêu diệt tận gốc được các tệ nạn xã hội. Trong khi đó vô vi không bày ra phép tắc để gò ép nhân dân sẽ mang lại hiệu quả to lớn hơn.
Theo Lão Tử, quốc gia lý tưởng là quốc gia mà trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên không tranh giành quyền lợi. Chỉ vậy thì thiên hạ mới không có chiến tranh.
Ý nghĩa triết lý vô vi với tự nhiên
Vô vi chủ yếu thể hiện ở việc tự tu dưỡng, tự tạo, tự chuyển hóa vạn vật. Triết học Đạo gia cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào của con người đối với vạn vật trong tự nhiên đều có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có không làm gì (vô vi) mới có thể bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Vô vi đối với tự nhiên có ý nghĩa là duy trì trật tự hài hòa của tự nhiên.
Nhưng ở góc độ khác, để tồn tại và phát triển, con người phải có “vận động”. Tức là phải thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin với tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sống hòa hợp với thế giới tự nhiên, những gì bạn làm phải là hành động thuận theo tự nhiên hoặc tuân theo các quy tắc.
Trên đây là một số thông tin khái lược về triết lý vô vi là gì? Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về tư tưởng vô vi này.