Mỗi một khu vực lại có những tổ chức kinh tế chính trị riêng. Và EU là một trong những tổ chức kinh tế – chính trị lớn nhất trên thế giới. Vậy bạn có biết EU là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin về lịch sử hình thành, số thành viên, các quy ước,… của EU trong phần chia sẻ ngay sau đây.
Tóm tắt
Tổ chức EU là gì?
EU là gì là nghi vấn của không ít người. Thực tế, nó là từ viết tắt của European Union được gọi là Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu, Khối Liên Âu. EU được đánh giá là một trong những tổ chức kinh tế – chính trị lớn nhất trên thế giới với 27 quốc gia thành viên.
Bạn đừng nhầm lẫn EU là tổ chức của tất cả các nước châu thuộc châu Âu nhé. Nó chỉ gồm có 27 nước thành viên chủ yếu thuộc Tây và Trung Âu. Vậy châu Âu gồm những nước nào? Châu Âu là châu lục nhỏ thứ 2 sau châu Úc với 47 nước thành viên.
Cờ của Liên minh châu Âu
Liên minh duy nhất giữa các nước châu Âu này phát triển nhằm thúc đẩy hòa bình và kết nối thương mại với nhau nhằm trở thành liên minh kinh tế.
Ban đầu EU được tổ chức như một liên minh kinh tế thuần túy. Tuy nhiên nó đã không ngừng phát triển về mọi mặt trở khác nhau, từ khí hậu, môi trường, sức khỏe đến quan hệ đối ngoại, an ninh, công lý và di cư.
Việc đổi tên từ Cộng đồng Kinh tế Châu Âu – EEC sang Liên minh Châu Âu – EU vào năm 1993 đã phản ánh rõ điều này.
Năm 1999, đồng Euro được phát hành là đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu. Hiện nay nó là đồng tiền chính của 19 quốc gia thành viên.
Điểm đặc biệt của các nước liên minh châu Âu là việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các nước EU. Có nghĩa là người dân có thể tự do đi lại trên khắp các nước thuộc châu Âu. Tất cả công dân liên minh EU có quyền và tự do lựa chọn quốc gia EU mà họ muốn học tập, làm việc hoặc nghỉ hưu. Mọi quốc gia EU phải đối xử với công dân EU như với công dân của mình khi liên quan đến các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội và thuế.
Liên minh châu Âu hiện có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Lịch sử hình thành, thời gian hoạt động
Trước khi có tên gọi là Liên minh châu Âu như hiện nay thì EU còn có nhiều tên gọi khác. Hãy cùng điểm qua một số mốc lịch sử quan trọng như sau:
Đồng Euro là đơn vị tiền tệ chung của EU
- Hội đồng châu Âu: Ngay sau thế chiến thứ II, năm 1949 Hội đồng châu Âu – CoE (Council of Europe) gồm có 47 nước thành viên toàn châu Âu được thành lập. Tổ chức được thành lập nhằm để phát huy nhân quyền, dân chủ và pháp quyền ở châu Âu hơn là các vấn đề kinh tế hoặc thương mại.
- Cộng đồng Than thép châu Âu: Vào năm 1952, thất vọng với những gì kỳ vọng vào Hội đồng châu Âu, sáu quốc gia ( Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức) quyết định tiến xa hơn và thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu – ECSC (European Coal and Steel Community). Đây được coi là “bước đầu tiên trong liên minh châu Âu”.
- Hiệp ước Rome: Năm 1957, sau nước là Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức đã ký Hiệp ước Rome (Ý) về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC – European Economic Community) và Liên minh Thuế quan châu Âu (European Union Customs Union). Họ cũng đã ký một hiệp ước khác thành lập Cộng đồng Năng lượng. Nguyên tử châu Âu (European Atomic Energy Community – EAEC) để hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân. Cả hai hiệp ước này đều có hiệu lực vào năm 1958.
- Cộng đồng chung châu Âu: Trong những năm 1960, Pháp tìm cách hạn chế quyền lực siêu quốc gia, căng thẳng bắt đầu bộc lộ. Tuy nhiên, vào năm 1967, Hiệp ước Sáp nhập đã tạo ra một bộ thể chế duy nhất cho ba cộng đồng (EEC, ECSC, EAEC) được gọi chung là Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC).
- Hiệp ước Maastricht: Năm 1993, Hiệp ước Maastricht được ký kết chính thức thành lập Liên minh châu Âu – EU.
- Năm 1999 đồng Euro được phát hành: Nó trở thành đơn vị tiền tệ chung cho các quốc gia EU. Đến năm 2002, tiền giấy và tiền xu euro đã thay thế tiền tệ quốc gia ở 12 quốc gia thành viên. Kể từ đó, khu vực đồng euro đã tăng lên bao gồm 19 quốc gia. Hiện nay đồng Euro trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai thế giới sau đô la Mỹ.
- Hiệp ước Lisbon: năm 2009, Hiệp ước Lisbon có hiệu lực. Nó cải cách nhiều khía cạnh của EU. Đặc biệt, nó đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên minh châu Âu, hợp nhất hệ thống ba trụ cột của EU thành một thực thể pháp lý duy nhất được cung cấp tư cách pháp nhân, tạo ra Chủ tịch thường trực của Hội đồng châu Âu – người đầu tiên là Herman Van Rompuy.
- Năm 2012: EU đã nhận được giải Nobel Hòa bình vì đã “đóng góp vào sự tiến bộ của hòa bình và hòa giải, dân chủ và nhân quyền ở châu Âu”.
- Năm 2020: Anh rời Liên minh châu Âu.
Liên minh châu âu EU gồm những nước nào?
Hiện nay Eu gồm 27 nước thành viên
Bạn có biết Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước? EU gồm những nước nào? Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến thời điểm hiện nay, EU có tất cả 27 quốc gia thành viên. Cụ thể thời gian gia nhập như sau:
- 6 nước ban đầu gồm có: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức
- Năm 1973: Gia nhập thêm Đan Mạch (bao gồm cả Greenland, sau đó rời EU vào năm 1985, sau tranh chấp về quyền đánh bắt cá), Ireland và Vương quốc Anh.
- Năm 1981: Hy Lạp gia nhập.
- Năm 1986: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha gia nhập EU.
- Năm 1990: sau khi khối phía Đông sụp đổ, Đông Đức gia nhập EU trở thành một Đức thống nhất.
- Năm 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển gia nhập Liên minh EU.
- Năm 2004: Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia gia nhập Liên minh.
- Năm 2007: Bulgaria và Romania gia nhập Cộng đồng EU.
- Năm 2013: thành thành viên thứ 28 của EU là nước Croatia.
- Năm 2020: Vương quốc Anh chính thức rời EU. Liên minh châu Âu chính thức còn 27 nước thành viên.
Vương quốc Anh rời Eu vào năm 2020
Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức EU
Không chỉ có vai trò thúc đẩy, hợp tác đưa nền kinh tế thuần túy nữa mà ngày nay Liên minh châu Âu mang trong mình 4 vai trò nhiệm vụ chính như sau:
Đặt ra những chính sách nhân quyền
Liên minh EU phải ngăn chặn thế chiến không được lặp lại. Xây dựng các luật cấm phân biệt đối xử nhằm thể hiện quyền bình đẳng và tự do đi lại của người dân giữa các nước trong khối EU. Tại đây còn có những chính sách nhân quyền như tự do ngôn luận, không có án tử hình, không tra tấn,… Tăng cường sự tôn trọng con người ở mức cao nhất.
Tính độc lập được thể hiện tuyệt đối trong việc bầu cử. Eu có sứ mệnh lãnh đạo cũng như hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình với các nước trên thế giới. Tránh xung đột vũ trang. Đây là mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ lớn nhất của EU.
Nhà viện trợ lớn nhất thế giới
EU là tổ chức cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất trên thế giới. EU chiếm một nửa số gói ODA trên toàn cầu. Nhờ sự đóng góp vô cùng to lớn này mà hàng triệu người dân trên toàn thế giới có được việc làm ổn định.
EU còn tích cực trong quá trình viện trợ do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn, người tị nạn ở nhiều quốc gia. EU còn phản ứng cực nhanh với các trường hợp SOS quy mô quốc tế.
Trụ sở chính của EU tại Brussels (Bỉ)
Bảo vệ an ninh toàn cầu
Trong vai trò quốc phòng, quân sự, EU luôn quan tâm theo hướng tích cực với các nhiệm vụ cụ thể như đào tạo cảnh sát địa phương, quản lý biên giới… Một số chiến dịch cụ thể như lực lượng hải quân EU “Atalanta” giúp giải quyết vi phạm bản quyền cũng như bảo vệ các chuyến hàng nhân đạo cho Chương trình Thế Giới, chiến dịch “Sophia” phá vỡ việc buôn người, buôn lậu tại Nam Địa Trung Hải,…
Đóng góp chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Các thành viên trong EU tích cực tham gia các công tác chống biến đổi khí hậu. Họ đóng góp tài chính lớn để triển khai các biện pháp thay đổi khí hậu cho những nước đang phát triển.
Trên đây là một số thông tin về Liên minh châu Âu là gì. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho bạn hiểu hơn về tổ chức kinh tế – chính trị hàng đầu này.