Thép xây dựng là gì, phân loại các loại thép xây dựng

0

Trong chúng ta hẳn ai cũng từng nghe đến từ sắt hay thép xây dựng, trong các công trình xây dựng, kết cấu về bất cứ một công trình lớn hay bé đều cần phải có thép, vì thép xây dựng là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất nhằm chống đỡ cho toàn bộ kết cấu của công trình.

Vậy, thép xây dựng gì, phân loại và bảng giá thép xây dựng cụ thể ra sao, là một trong những vấn đề quan tâm của một người đang có nhu cầu về kiến thiết nhà cửa hay xây dựng một công trình nào đó, thậm chí cả những người đang có dự định mở đại lý bán thép, vật liệu xây dựng. Bài viết này, VLXD Hiệp Hà sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất!

Thép xây dựng là gì?

Thép xây dựng chính là một loại hợp kim, thành phần chủ yếu có trong thép là sắt (Fe), cacbon (c), và một số nguyên tố hóa học khác, trong đó sắt và cacbon chứa từ 0,02% đến 2,06% trọng lượng. Thép có độ cứng nhất định nhưng cũng có thể uốn dẻo được theo ý muốn để thuận tiện trong các kết cấu.

thep-xay-dung-la-gi

Có thể nói, sắt thép xây dựng như là xương sống của một công trình. Khi được kết hợp với bê tông trong quá trình xây dựng sẽ tạo nên kết cấu bê tông cốt thép với sự chắc chắn bền bỉ, hoàn toàn có khả năng chịu lực cho toàn bộ công trình bắt đầu từ móng, giằng trụ cột, dầm ngang,…

1/ cấu tạo của thép thép xây dựng 

Như chúng ta đã biết, thép chính là loại hợp kim giữa sắt và cacbon. Trong đó, thành phần cacbon không vượt quá 2,14%, bên cạnh đó còn có các loại kim loại khác bao gồm kẽm, lưu huỳnh, photpho, magie, nitơ,….

Hàm lượng cụ thể như sau: C < 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4 %, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%. Không loại trừ sẽ có một lượng nhỏ các nguyên tố Cr, Ni, Cu (≤ 0,2 %),W, Mo, Ti (≤ 0,1%).

2/ Đặc tính của thép xây dựng

Sự đa dạng của thép đã phần nào khiến chúng ta có phần nào đó phân vân về chất lượng cũng như đặc tính của mỗi loại thép. Với tổng cộng hơn 3000 loại thép khác nhau trên thế giới, tất cả các loại này đều có đặc tính như sau:

  • Tính dẻo, dễ uốn: Tất cả các loại thép đều có khả năng biến dạng khi tác dụng một lực cơ học đủ mạnh lên vật liệu như dát mỏng, uốn cong, rèn.
  • Tính bền: Thép là nguyên liệu có đặc tính rất bền bỉ, có thể chống lại các tác động từ bên ngoài mà không bị phá hỏng.
  • Tính cứng: Với đặc tính cứng chắc của thép có khả năng chống lại sự biến dạng dẻo cục bộ khi gặp ngoại lực tác dung lên kim loại thông qua vật nén.
  • Tính đàn hồi: khả năng đàn hồi giúp trở về hình dáng ban đầu của vật liệu sau khi đã loại bỏ ngoại lực.
  • Tính hàn: Không thể không nói đến đặc tính hàn của thép, giúp tạo thành sự liên kết giữa các phần tử khi được nung nóng chỗ hàn dẫn đến trạng thái chảy hoặc dẻo.
  • Chống oxy hóa của môi trường: Thép có khả năng chống oxy hóa rất tốt, không gỉ rất hiệu quả, chống ăn mòn trong axit, cũng như bazơ, muối.

3/ Vai trò của thép trong xây dựng công trình

Như đã nói ở trên, thép là vật liệu sở hữu những đặc tính cũng như nhiều ưu điểm tuyệt vời, vì vậy thép đóng vai trò rất quan trọng trong ngành xây dựng, thép được áp dụng trong nhiều bộ phận khác nhau của kết cấu các công trình như:

  • Làm móng công trình: Với đặc tính uốn cong, đàn hồi, dẻo dai, cứng và liên kết tốt với bê tông đã tạo những khối lượng lớn bê tông cốt thép áp dụng trong việc làm móng hay tầng hầm trong các tòa nhà.
  • Làm khung sườn cho công trình: Với đặc tính cứng của thép đã biến thành những khung sườn cho các tòa nhà tốt.
  • Sản phẩm tấm: Thép cũng đóng vai trò không thể thiếu trong các hạ tầng xây dựng như xà gồ, trần nhà, mái nhà, tấm ốp hay tấm cách điện phía bên ngoài của tòa nhà.

Phân loại thép

Có rất nhiều loại thép trong xây dựng, về cơ bản thì chúng đều rất tốt và có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ được áp dụng cho một mục đích sử dụng nhất định và được phân loại thành hai dạng như sau:

  • Phân loại theo cấu tạo

  • Thép mạ kẽm: là loại thép được bao phủ bởi một lớp mạ kẽm bên ngoài, với mục đích hạn chế, ngăn cản sự hình thành của rỉ sét, chống oxy hóa và bào mòn do tác động của môi trường, khí hậu. Nhờ đặc tính như bền vững, độ bền cao và lắp đặt cũng dễ dàng, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt,… vì vậy thép mạ kẽm chủ yếu được sử dụng cho những công trình ngoài trời với chi phí rẻ. Các loại thép mạ kẽm được áp dụng trong ngành xây dựng như thép cuộn, thép ống, thép hình, thép cây, thép thanh.
  • Thép hợp kim: là loại thép xây dựng có hợp kim thấp nhất, thành phần  có chứa trong thép hợp kim thấp bao gồm nhôm, đồng, niken, crom, silic,… có tỷ lệ khác nhau giúp tăng thêm độ dẻo, độ bền đồng thời dễ gia công, với khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn hiệu quả. Thép hợp kim có giá thành cao hơn khi so với thép carbon, điều đó đã phần nào chứng tỏ rằng chất lượng cũng tốt hơn, người dùng có thể lựa chọn tùy ý bởi thép ống, thép tấm, thép cuộn, thép thanh tròn.
  • Thép carbon được cấu tạo từ hai thành phần chính đó là sắt và carbon cùng một số thành phần phụ khác. Đặc tính của thép cacbon là có độ bền, cứng nhờ có hàm lượng carbon cao, xong nó cũng làm giảm đặc tính dễ uốn, tính hàn.
  • Phân loại theo hình dạng

  • Thép dây (thép cuộn): Thép cuộn chính là loại thép có dạng dây, sau khi đã trở thành thành phẩm sẽ được cuộn tròn với đường kính thông dụng như: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Một cuộn thép thường có trọng lượng khoảng từ 200 kg – 459 kg tùy theo Ø thép và có thể tùy thuộc vào số lượng khác nhau khi khách đặt hàng.
  • Thép tròn: Thép tròn cũng chính là thép cây, loại thép này được được sản xuất với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau. Thép tròn có hai loại cơ bản đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tông và thép thanh tròn trơn với bề ngoài nhẵn hơn.
  • Thép ống: Bạn sẽ dễ dàng nhận dạng được thép ống bởi hình dáng trống rỗng bên trong, có thành khá mỏng, với trọng lượng khá nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được độ bền cao, đặc biệt có thể được sơn, mạ, xi để tăng thêm độ bền lâu hơn. Thép ống đem lại nhiều sự lựa chọn về mẫu mã như thép ống mạ kẽm, thép ống nhúng nóng, thép ống đen và với các dạng thép ống hàn xoắn, thép ống hàn thẳng, thép ống hàn thẳng, thép ống hàn cao tầng, thép ống mạ kẽm, thép ống đúc carbon,… Thép ống thường được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng công nghiệp như hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị và trong các nhà máy cơ khí.
  • Thép hộp: Đây là loại thép khá thông dụng được áp dụng đa dạng. Ngoài việc sử dụng trong các công trình xây dựng làm cột kèo hay khung thép mái,… thì loại thép này còn sử dụng làm chân bàn, ghế, làm cửa, làm cánh cổng, cùng các loại đồ dân dụng khác.
  • Một số loại thép hình: Thép hình gồm có các dạng hình chữ I, chữ, H, chữ V, chữ U, chữ T, chữ C. Đây là loại thép được nhiều người biết đến với giá thành rẻ. Loại thép này được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà thép tiền chế, làm khung cho nhà xưởng, làm bàn cân, thùng xe, dầm cầu trục, cơ khí, đóng tàu,….

Bộ tiêu chuẩn các loại thép hiện nay

Tiêu chuẩn thép xây dựng là tiêu chuẩn chung được ban hành nhằm mục đích tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong gia công và sản xuất thép. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà máy đều có mỗi dây chuyền công nghệ để sản xuất, gia công kết cấu thép, nhưng đều tuân theo một tiêu chuẩn thép xây dựng mà Việt Nam đã phát hành. 

gia-thep-hom-nay

Thép xây dựng đã và đang được sản xuất theo các bộ tiêu chuẩn sau: 

  • Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008
  • Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/a615M-08
  • Tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997

Kinh nghiệm check giá thép xây dựng hiện nay

Các loại giá thép xây dựng có thể sẽ thay đổi theo từng thời gian nhất định, vì vậy chúng ta cần nắm bắt kịp thời đơn giá của từng loại sắt thép để lên kế hoạch cho từng công trình. Nếu quan tâm đến các loại giá thép xây dựng hiện nay, quý khách hàng có thể truy cập bảng giá thép hôm nay sẽ được VLXD Hiệp Hà cập nhật liên tục theo thời gian một cách nhanh và chính xác nhất!

Mọi thông tin quý khách hàng có thể liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU XÂY DỰNG HIỆP HÀ

  • Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh ( Tòa nhà Packsimex )
  • 3189/23 Phạm Thế Hiển, phường 7, Quận 8, TP.HCM
  • Hotline: 0909 67 2222 – Email: [email protected] 
SHARE